Nhộn nhịp chợ đầu mối ngày Tết

Xuống hàng rau, củ, quả tại chợ Đầu mối. Chính thức hoạt động từ giữa năm 2007, có diện tích tổng thể hơn 6.300m2, 168 hộ kinh doanh mua bán cố định, chợ đầu mối nông, thủy sản Bến Tre (Phường 8, TP. Bến Tre) luôn nhộn nhịp khách hàng. Mỗi ngày, chợ tiêu thụ khoảng 15 tấn tôm, cá các loại, 2 tấn thịt heo và trên 40 tấn rau, củ, quả đủ loại. Vào mùa Tết, chợ nập người mua bán; lượng hàng rau, củ, quả tăng gấp đôi.

chợ Đầu mối
Xuống hàng rau, củ, quả tại chợ Đầu mối.

Nhộn nhịp chợ đêm

Hai giờ sáng, chợ đầu mối đã nườm nượp người mua bán cá, chủ yếu là những bạn hàng tới đây mua về bán lẻ tại các chợ khu vực. Tạp âm của tiếng người, tiếng xối nước, tiếng kéo lê xửng (thau lớn, làm bằng kim loại, đường kính khoảng 1m) xuống nền xi măng đã làm không khí chợ đêm luôn sôi động. Tại đây tập trung đủ các loại tôm, cá các loại được thu gom từ trong và ngoài tỉnh. Khoảng thời gian từ 0 giờ cho tới 4 giờ là cao điểm của người mua bán sỉ; từ 4 giờ 30 trở về sau là thời gian bán lẻ cho khách đi chợ. Ông Thái Trường Vinh, người phụ trách chung chợ đầu mối cho biết: “Mỗi ngày, chợ này tiêu thụ khoảng 40 tấn rau, củ, quả các loại, khoảng 15 tấn cá, tôm và trên 2 tấn thịt heo. Tuy nhiên, khoảng từ 20 tháng Chạp, lượng hàng thủy sản giảm bớt nhưng hàng rau, củ, quả thì tăng nhiều do sức mua của khách hàng vào những ngày cận Tết tăng gấp đôi. Năm nay, giá cả cũng biến động nhưng không nhiều”. Tại vựa cá của chị Thủy (Tổ trưởng Tổ bán hàng thủy, hải sản), có mấy người phụ việc đang trút cá từ giỏ cần xé ra xửng để xả nước. Cá trê, cá lóc ở từng xửng đua nhau trườn mình như muốn thoát ra ngoài. Chị Thủy cho biết: “Giá cả năm nay không cao hơn năm rồi bao nhiêu, hầu hết các hộ kinh doanh mặt hàng thủy, hải sản đều bán được hàng”. Mỗi ngày, quầy của chị tiêu thụ khoảng vài tấn cá nuôi các loại (rô, lóc, trê, tra, điêu hồng…) từ các huyện biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú và ở ngoài tỉnh chở về.

5 giờ sáng. Khu vực bán cá chợ đầu mối đã có khá nhiều người đi chợ sớm. Khách hàng tha hồ chọn lựa cá đồng: cá rô, cá phi, lòng tong, tôm, tép đủ loại… được đổ thành đống trải dài. Tiếng rao bán hàng của mấy chị nghe rất ngọt: “Điêu hồng đi… bốn chục ngàn đồng một ký”, “Cá lóc ba mươi lăm ngàn… mua đi”, “Bạc má nửa kí hai hai ngàn, ghé vô”… Tại hai điểm bán thịt gia cầm sạch của chị Huỳnh Thị Ngọc Giàu, bày bán nhiều loại giò gà, đùi gà, cánh gà… trông khá bắt mắt. Gian hàng của chị bán các thứ gồm: gà góc tư (1/4 con gà), đùi tỏi (đùi gà), cánh gà, lòng gà và các loại chả cá, tôm, bò đông lạnh. Ở các quầy bán thịt heo (có 7 quầy) cũng luôn đắt khách, tiếng chặt thịt nghe cồm cộp làm cho không khí buổi sáng tại chợ thêm sống động…

Rộn rã chợ ngày

Tại bến đậu xe, có nhiều xe tải đang xuống hàng. Khoảng thời gian từ trưa cho đến chiều là thời điểm xe chở mặt hàng rau củ quả tập kết về, sau đó mặt hàng này được tiểu thương phân phối cho người mua bán lẻ ở các chợ khác (cũng có một số bạn hàng bán lẻ), chủ yếu trên địa bàn TP. Bến Tre và một số chợ ở các huyện. Ngay đầu nhà lồng chợ, có nhiều xe đẩy đang chuyển hàng cho khách, ra vào tấp nập, làm cho không khí chợ thêm nhộn nhịp. Tại quầy của Chị Yến (khoảng 15m2), có đủ các mặt hàng rau, củ, quả (như củ kiệu, gừng, tỏi, khoai tây, cải bắp, cải đỏ, su hào…) được chất thành đống. Chị Yến cho biết, mỗi ngày chị tiêu thụ hơn một tấn hàng cho những người quen. Tôi hỏi: “Mỗi ngày chị kiếm lời chắc khá lắm?”. Chị cười: “Vài trăm ngàn, đủ chi tiêu trong gia đình, nhưng mà… tụi em cực lắm anh ơi”. Vợ chồng chị làm nghề này đã lâu. Mỗi khi xuống hàng, anh chị phải chịu khó chăm sóc, làm đẹp cho từng quả su, củ cải để người mua ưng ý. Tại quầy bán đồ hàng bông, chị Nguyễn Thị Thúy Loan (chủ quầy) vui vẻ: “Mua đi mấy chú, hàng mới về đó còn tươi rói hà”. Cách bày trí của chị khá hay: cà chua, dưa leo được xếp thành hàng với đủ màu xanh, đỏ, hồng nhạt, vàng, cam… trông rất thu hút khách. Mỗi ngày, chị Loan bán lẻ khoảng vài trăm kg đồ hàng bông. Chị thố lộ: “Dù có mệt nhọc cỡ nào cũng vậy, tôi cũng cố gắng đứng bán, chợ Tết mà!”. Cùng tâm trạng như chị Loan, chị Lan bán hàng kế bên, cũng xen vào: “Vậy đó, chú ơi! Tụi tôi tranh thủ thời gian…”. Chị Lan bỏ dỡ câu nói vì có khách tới mua hàng: “Củ cải đỏ hả em, bữa nay đẹp như mơ, 12 ngàn đồng một kí nghen”. “Cho tôi hai kí”…

Đảm bảo phục vụ khách hàng

Với vai trò là trung tâm phân phối các mặt hàng nông, thủy sản, chợ Đầu mối đã góp phần đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng kịp thời, đúng lúc. Tháng 5-2013, chợ đầu mối được đầu tư nâng cấp thêm khu chợ mới (thêm diện tích 1.130m2), kinh phí 2,63 tỷ đồng (nguồn vốn do tiểu thương đóng góp). Hiện tại, công trình này đã hoàn thành đưa vào sử dụng, có hơn 40 quầy hàng phục vụ các nhóm hàng: thủy, hải sản; trái cây, hoa tươi; rau, củ, quả; tạp hóa; ăn uống; cùng lúc, hệ thống xử lý nước thải của chợ cũng được cải tạo và xây dựng mới (công suất 70m3/ngày. Qua đó góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu mua, bán hàng của người dân.

Ông Đặng Mạnh Đạt – Tổ trưởng Tổ bảo vệ chợ đầu mối chia sẻ: “Mỗi ngày, chợ thải ra khoảng 2 tấn rác. Trong những ngày Tết, lượng rác tăng gấp đôi, chủ yếu ở nhóm hàng rau, củ, quả. Tổ Vệ sinh của chợ phải có mặt suốt để kịp thời thu gom rác cho xe của Công ty Công trình đô thị tới chở đi”. Ông Đạt cho biết thêm, trong Tết Bính Thân 2016, để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu mua bán, an ninh trật tự và an toàn cháy nổ, lực lượng bảo vệ chợ đảm bảo trực 24/24. Bên cạnh đó, bảo vệ chợ kết hợp với lực lượng công an, dân phòng Phường 8, TP. Bến Tre tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát. Tại chỗ đậu xe chở hàng, Đội Quản lý chợ đã sắp xếp, vận động chủ hàng tranh thủ xuống hàng nhanh, gọn không để ùn tắc;  tăng cường tuyên truyền, kiểm tra việc đảm chất lượng hàng hóa, cân – đong – đo - đếm của các hộ tiểu thương.

Báo Đồng Khởi, 04/02/2016
Đăng ngày 06/02/2016
Bài, ảnh: Huỳnh Đức
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 01:46 30/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 01:46 30/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 01:46 30/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 01:46 30/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 01:46 30/04/2024